12/6/13

Cắt bỏ ngực phòng ung thư: Chưa phù hợp với Việt Nam

Angeline Jolie
InfoNet - Gần đây, Angelina Jolie đã gây chấn động dư luận thế giới với quyết định cắt bỏ ngực để giảm nguy cơ ung thư vú do có nhiều yếu tố nguy hiểm. Tại Việt Nam chưa có trường hợp cắt bỏ để phòng ngừa ung thư. “Ở Việt Nam, việc cắt bỏ vú mà chỉ dựa vào một số yếu tố nguy cơ ung thư là không khoa học và không nhân đạo. Vì sẽ có rất nhiều người không đáng phải cắt vú sẽ bị cắt nhầm và tác dụng tiêu cực về tâm lý ở những người này sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều”- PGS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn, nhận xét. 








Cắt bỏ ngực phải dựa trên tiêu chuẩn nghiêm ngặt, chặt chẽ

Cho đến nay những biện pháp hiện đại để xác định những bất thường của gen BRCA1, BRCA2  và NF1 (gen khi bị lỗi có nguy cơ gây ung thư) chỉ có thể thực hiện một cách thường quy ở các nước tiên tiến. Ở nước ngoài, các tiêu chuẩn để cắt vú phải dựa trên những tiêu chuẩn nghiêm ngặt và chặt chẽ, bác sĩ Sơn cho biết.

PGS.TS Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn: Việc cắt bỏ vú mà chỉ dựa vào một số yếu tố nguy cơ ung thư là không khoa học và không nhân đạo.
Việt Nam chưa thể triển khai đồng bộ các đánh giá về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, gen học về ung thư vú nên việc cắt bỏ vú mà chỉ dựa vào một số yếu tố nguy cơ mà cắt bỏ ngực là không khoa học và không nhân đạo. Sẽ có rất nhiều người không đáng phải cắt vú sẽ bị cắt nhầm và tác dụng tiêu cực về tâm lý ở những người này sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều.

Nói về việc cắt vú để phòng ngừa ung thư do tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bác sĩ khẳng đinh: Những người có một số nguy cơ bị ung thư vú chưa chắc sẽ bị ung thư và ngược lại những người không có những nguy cơ thì không có nghĩa là sẽ không bị ung thư vú. Hơn nữa khó có thể xác định chính xác đâu là những nguy cơ chính và quyết định xuất hiện ung thư vú.

Có nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ bị bệnh ung thư như: Yếu tố di truyền; Yếu tố sinh lý (Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với chị em còn trẻ, dậy thì sớm trước tuổi 11, mãn kinh muộn bởi sự kéo dài của nội tiết tố nữ, kích cỡ của ngực…). Các yếu tố trị liệu, yếu tố lối sống (Hút thuốc và uống rượu nhiều: Phụ nữ chỉ cần uống hơn hai ly rượu mỗi ngày cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh ung thư vú. Quan hệ đồng tính nữ sẽ dễ bị ung thư vú hơn những chị em có quan hệ dị giới tính)…

Số lượng người phẫu thuật tái tạo vú ở Việt Nam không nhiều

Việt Nam chưa thể triển khai đồng bộ các đánh giá về lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, gen học về ung thư vú nên việc cắt bỏ vú mà chỉ dựa vào một số yếu tố nguy cơ mà cắt bỏ ngực là không khoa học và không nhân đạo. Sẽ có rất nhiều người không đáng phải cắt vú sẽ bị cắt nhầm và tác dụng tiêu cực về tâm lý ở những người này sẽ còn nặng nề hơn rất nhiều.

Nói về việc cắt vú để phòng ngừa ung thư do tiềm ẩn nhiều nguy cơ, bác sĩ khẳng đinh: Những người có một số nguy cơ bị ung thư vú chưa chắc sẽ bị ung thư và ngược lại những người không có những nguy cơ thì không có nghĩa là sẽ không bị ung thư vú. Hơn nữa khó có thể xác định chính xác đâu là những nguy cơ chính và quyết định xuất hiện ung thư vú.

Có nhiều yếu tố liên quan đến nguy cơ bị bệnh ung thư như: Yếu tố di truyền; Yếu tố sinh lý (Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với chị em còn trẻ, dậy thì sớm trước tuổi 11, mãn kinh muộn bởi sự kéo dài của nội tiết tố nữ, kích cỡ của ngực…). Các yếu tố trị liệu, yếu tố lối sống (Hút thuốc và uống rượu nhiều: Phụ nữ chỉ cần uống hơn hai ly rượu mỗi ngày cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh ung thư vú. Quan hệ đồng tính nữ sẽ dễ bị ung thư vú hơn những chị em có quan hệ dị giới tính)…

Số lượng người phẫu thuật tái tạo vú ở Việt Nam không nhiều

Ở nước ngoài, sau khi phẫu thuật cắt vú bao giờ cũng tiến hành bước tái tạo vú để trả lại sự bình thường về hình thể và tâm lý cho người bệnh. Tuy nhiên, ở Việt Nam, lượng người tái tạo ngực ở Việt Nam sau phẫu thuật không nhiều.

Nguyên nhân của thực trạng này được bác sĩ Sơn cho hay: Đây là vấn đề rất khó vì tâm lý bệnh nhân chỉ cần điều trị khỏi ung thư vú là tốt rồi! Thông thường họ cam chịu tình trạng thiếu bầu vú sau phẫu thuật. Vì thế số lượng bệnh nhân đến tái tạo vú ở bệnh viện không nhiều. Mỗi năm có khoảng 10 người được tái tạo vú sau ung thư. Bác sĩ cũng cho biết, chi phí cho việc tái tạo vú sẽ thay đổi từ 20 đến 120 triệu đồng, tuỳ theo phương pháp tạo hình.

Ở Việt Nam, lượng người tái tạo ngực sau phẫu thuật không nhiều. Thông thường bệnh nhân cam chịu tình trạng thiếu bầu vú sau phẫu thuật. Nhưng cũng có thể với chi phí để đảm bảo thẩm mỹ sau phẫu thuật cắt bỏ ngực khá lớn như vậy cùng là điều không dễ dàng đối với mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam!

Vẫn biết, việc tái tạo những khuyết hổng sau phẫu thuật ung thư ngoài việc trả lại cấu tạo bình thường  của phần cơ thể đã mất, còn giảm thời gian điều trị và chi phí điều trị, phục hồi về mặt thẩm mỹ. Đặc biệt, bệnh nhân có thể hoà nhập trở lại với cộng đồng. Tuy nhiên, với chi phí để đảm bảo thẩm mỹ sau phẫu thuật cắt bỏ ngực khá lớn như vậy cùng là điều không dễ dàng đối với mặt bằng thu nhập của người dân Việt Nam!

Điều kiện nào để tái tạo vú sau phẫu thuật cắt bỏ?

Tùy từng giai đoạn ung thư và việc cắt bỏ đến đâu mà việc tiến hành tái tạo vú sẽ được thực hiện sớm hay muộn.

Vị trưởng khoa này khẳng định: Với những trường hợp phát hiện ung thư vú giai đoạn sớm, phẫu thuật bảo tồn được, trong đó khối u và một phần tuyến vú được cắt bỏ, phẫu thuật tái tạo được thực hiện tức thì cùng lúc với cắt u và cơ bản không làm biến đổi nhiều đến hình dạng của bầu vú.

Với những trường hợp ung thư vú sớm ở giai đoạn 1 và 2, khi không cần các biện pháp điều trị phối hợp khác như hoá trị liệu hoặc xạ trị, sau khi cắt bỏ toàn bộ tuyến vú và một phần da bầu vú cùng phức hợp quầng núm vú, có thể tiến hành tái tạo vú tức thì, cùng một lúc với cắt bỏ bầu vú, nhằm phục hồi lại hình dáng của bầu vú bằng một loạt phương pháp tạo hình như giãn da, đặt túi độn ngực, tái tạo bằng một số vạt da cơ lân cận hay vạt da cân tự do. Với phương pháp tái tạo tức thì sẽ giảm rất nhiều chi phí, số lần phẫu thuật cho bệnh nhân.

Trong trường hợp ung thư vú cần kết hợp phẫu thuật triệt căn với một số phương pháp hỗ trợ khác, cần tuân thủ việc tái tạo vú trì hoãn theo nguyên tắc sau: chỉ được tiến hành  tái tạo vú 3 tháng sau khi kết thúc toàn bộ quá trình hoá trị liệu hay 6 tháng sau khi kết thúc xạ trị. Các phương pháp tái tạo phức tạp và thường phải thực hiện qua nhiều giai đoạn. Thời gian tái tạo hoàn chỉnh bầu vú thay đổi từ 1 tháng đến 1 năm.

Đặc biệt, việc tái tạo không thể thực hiện ở những bệnh nhân lớn tuổi, toàn trạng dinh dưỡng kém, có di căn ở nơi khác và những người không mong muốn phẫu thuật.


Lan Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét