(Tiền Phong) - Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) vừa ứng dụng kỹ thuật vi phẫu tích để phục hồi các khuyết tật phần mềm bàn tay có hình dạng phức tạp, cải thiện đáng kể chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân.
Trong số các
thương tổn phức tạp, phổ biến nhất là thương tổn bàn tay do nhiều nguyên nhân
như bỏng và chấn thương. Các tổn thương khuyết phần mềm sẽ làm lộ gân, xương,
làm vết thương bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn gây dính gân, viêm xương, khớp. Do đó,
các khuyết phần mềm bàn tay cần được tạo hình che phủ sớm nhằm mục đích tái tạo
lại chức năng và thẩm mỹ.
Kỹ thuật vi
phẫu tích vạt mạch xuyên làm mỏng vạt có bảo tồn các mạch máu nhỏ của vạt tổ chức
nhờ sử dụng kính hiển vi phẫu thuật, giúp phẫu thuật viên chia vạt thành các
đơn vị nhỏ phù hợp với tạo hình bàn tay và các vùng khác trên cơ thể như: đầu mặt
cổ, bàn chân, đặc biệt là các tạo hình khuyết lớn phức tạp.
Theo PGS.TS
Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình, BV Xanh Pôn, trong số chín trường
hợp vạt được thực hiện vi phẫu tích, tám vạt sống hoàn toàn với kết quả tạo
hình đảm bảo về mặt chức năng và thẩm mỹ, một vạt hoại tử không hoàn toàn do tắc
một nhánh tĩnh mạch bị tổn thương trong quá trình vi phẫu.
Thái Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét