7/8/12

Chuyện trầy trật làm vợ của người có "cô bé" dị dạng


 (kienthuc.net.vn) - Đêm tân hôn, chồng chị Nguyễn Thu Thương (27 tuổi, Nam Định) mặc dù đã rất cố gắng nhưng không thể nào gần gũi vợ được. Còn chị Thương thì chỉ biết khóc thét vì quá đau đớn. Đã vậy, chị còn bị mẹ chồng lên án là đồ “thạch nữ”, chỉ mang lại sự bất hạnh cho gia đình họ.








 
Cả đêm thắp đèn tìm “đường vào” trên cơ thể vợ

Là bạn từ hồi cấp ba, sau tám năm yêu nhau, chị Thương và người chồng hiện tại mới quyết định tiến tới hôn nhân. Không giống như các cặp thanh niên bây giờ, cứ yêu nhau một thời gian là tiến tới “trái cấm”, và mặc dù trong suốt thời sinh viên sống xa gia đình, họ vẫn tuyệt đối giữ gìn, để dành hạnh phúc trọn vẹn trong đêm tân hôn.

Nhưng nghĩ đến đêm tân hôn của mình và khoảng thời gian dài sau đó, chị Thương không khỏi đau đớn. Vốn là người lãng mạn, chị Thương bữa đó đã chuẩn bị mọi thứ cho đêm tân hôn hoàn mĩ, nào là hoa nến trang trí, nào âm nhạc… Nhưng tất cả niềm mong chờ, sự hào hứng, ham muốn ban đầu của cả hai vợ chồng đều trở thành bi kịch.

Sau nhiều lần cố gắng, loay hoay trên bụng vợ nhưng mãi không tìm được “đường vào”, chồng chị Thương đâm ra cáu giận, còn chị Thương chỉ biết khóc thét lên vì đau đớn và chảy nước mắt tủi  thân.

Vì là lần đầu nên vợ chồng chị Thương đều nghĩ đến một nguyên nhân là “làm” chưa đúng cách. Hai vợ chồng bàn nhau đi hỏi người thân, bạn bè về trường hợp của mình.

Theo lời khuyên, họ còn mua hẳn “đĩa phim cấp ba” về xem. Những lần sau, mặc dù rất chú trọng đến khâu “khởi động”, “dạo đầu” nhưng mỗi lần gần gũi là vợ chồng chị đều rơi vào “thảm kịch”.

Chồng chị Thương đã nhiều lần “thăm khám” cho vợ nhưng vẫn không hiểu chuyện gì đang xảy ra với hai vợ chồng, lo lắng có chuyện không ổn, chồng chị Thương bàn với vợ đi khám.

 Tôi rất khổ tâm với hình hài "đàn bà khuyết" của mình.

Nỗi oan “thạch nữ”

Khổ sở trong chuyện chăn gối đã đành, chị Thương còn phải đối diện với biết bao dị nghị từ phía gia đình chồng. Chưa kịp đi khám bệnh, mẹ chồng chị đã biết chuyện và nổi sung với chị.

Bà bảo chị là đồ “thạch nữ”, chỉ đem lại xui xẻo cho gia đình nhà chồng và còn dọa trả chị về cho bố mẹ đẻ. Đi đâu bà cũng nói: "Nó là “thạch nữ”, không phải đàn bà..."


"Thạch nữ" là từ dân gian thường gọi 
những bé gái sinh ra
không có âm đạo và tử cung. 

  

Đi khám ở Bệnh viện Phụ sản TW, các bác sĩ ở đây chẩn đoán chị Thương có màng trinh quá dày, không có “súng ống” nào có thể chọc thủng được.

Chị Thương vỡ òa trong sung sướng khi nghe bác sĩ nói, chỉ cần một thủ thuật đơn giản là chị có thể trở thành vợ, thành mẹ như bao người phụ nữ khác. Và chị đã trải qua cuộc phẫu thuật thành công.

Chồng chị - người đàn ông bao năm khao khát được yêu thương, cũng đã nâng niu từng giây, từng phút trong cái “lần đầu tiên” ấy. Sau khi được tận hưởng, anh nằm vật ra, ngủ thiếp đi một cách rất thỏa mãn.

“Lúc đó, tôi đã vô cùng hạnh phúc và nghĩ rằng, vậy là mình đã trở thành một người phụ nữ “toàn vẹn” như bao người phụ nữ khác.

Thế nhưng, mọi chuyện không như chị nghĩ, mẹ chồng chị vẫn cho rằng: “Cái ngữ con gái phải dùng đến dao kéo thì chẳng ra gì. Rồi không biết có sinh được con hay không?”

Mẹ cứ ra lườm vào nguýt, còn bảo với chồng chị: “Con chọn vợ sai lầm rồi!”

Không biết có phải vì bị phân tán bởi những lời nói của mẹ hay không, mà chồng chị Thương cứ ngày càng xa chị hơn.

"Chuyện chăn gối của chúng tôi cứ nhãng dần đi. Dần dần, anh cũng ít nói chuyện với tôi nữa; mỗi khi đi làm về, anh cũng chỉ nói những câu cần thiết như ăn cơm chưa... Rồi những chuyến công tác của anh cũng nhiều lên…" - chị Thương tâm sự trong nghẹn ngào.

Có lẽ cũng vì vậy mà chị Thương dù đã trải qua cuộc phẫu thuật 5 tháng, nhưng vẫn chưa thể có bầu.

“Dù có cố gắng cải thiện thế nào thì tôi vẫn là “đàn bà khuyết” trong mắt gia đình chồng. Thực sự, tôi chỉ mong chồng tôi đọc được những dòng tâm sự này của mình trên báo và hiểu cho nỗi lòng của vợ..." - chị Thương tâm sự.

Bác sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình, BV Xanh Pôn - người trực tiếp điều trị cho chị Thương cho rằng, trường hợp của chị Thương chỉ là một dạng dị dạng âm đạo ở mức độ nhẹ, chỉ cần thực hiện tiểu phẫu bằng cách rạch màng trinh là có thể hoàn thiện chức năng của người phụ nữ. 

 Trường hợp của chị Thương chưa được gọi là “thạch nữ” bởi “thạch nữ” là từ dùng chỉ những người con gái không có âm đạo hoặc tử cung. Những trường hợp này chỉ có thể phẫu thuật để giúp quan hệ được, nhưng không có khả năng sinh con.

Bác sĩ Trần Thiết Sơn khuyến cáo, phụ nữ có những dấu hiệu bất thường như đến tuổi dậy thì nhưng không có kinh nguyệt, không quan hệ vợ chồng được… đều phải đi thăm khám sớm vì loại phẫu thuật này càng làm sớm thì cơ hội thành công càng cao.



Mây A 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét