7/8/17

Biến chứng sau xử trí bao xơ của phẫu thuật độn ngực

Bệnh nhân K.T.H. 45 tuổi được phẫu thuật đặt túi tròn trơn theo đường quầng vú và đặt trước cơ trước đây hơn 1 năm. Sau phẫu thuật 6 tháng, bệnh nhân thấy ngực co cứng và dần biến dạng cả hai bên vú. Hơn một tháng trước đây, bệnh nhân được bác sỹ phẫu thuật mổ tháo túi nhưng để lại bao xơ.



Bệnh nhân 4 tuần sau tháo túi độn ngực 

Tuy nhiên, sau khi tháo túi 1 tháng hai ngực dần to căng, đau tức. Chị H. được siêu âm và thấy có tình trạng đọng dịch ở cả hai ngực kích thước 24x80mm. Bệnh nhân được phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bao xơ và phát hiện cả hai bên ngực có bao xơ dày 4mm, bên trong lòng bao xơ chứa 150ml dịch màu đỏ và máu tụ.

6 tuần sau tháo túi độn ngực:
Loại bỏ 150 ml dịch màu đỏ ở mỗi bên ngực bệnh nhân. 

Hình thành bao xơ là một biến chứng không mong muốn sau khi đặt túi độn ngực. Nguyên nhân tạo bao xơ do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nguyên tắc xử lý bao xơ bao gồm bỏ túi độn và loại bỏ bao xơ. Tuy nhiên, nhiều phẫu thuật viên chỉ thực hiện bước thứ nhất là loại bỏ túi, trong khi vẫn để lại bao xơ. Họ thực hiện thủ thuật này thông qua gây tê tại chỗ, với hy vọng bao xơ sẽ tự tiêu sau một thời gian.  


Một nhược điểm của phương pháp gây tê tại chỗ là khiến việc cầm máu kỹ càng cho bệnh nhân sau khi lấy bỏ túi độn ngực trở nên khó khăn. Do bao xơ có rất nhiều mạch máu nên chảy máu có thể xảy ra tại đường rạch bao xơ và đọng lại trong bao xơ. Biến chứng chảy máu sau khi lấy túi độn tuy hiếm gặp nhưng khi xảy ra sẽ dẫn tới tiên lượng không tốt cho bệnh nhân.

Hai nguyên nhân chính dẫn tơi chảy máu sau khi lấy túi độn là không bóc bỏ bao xơ và không cầm máu kỹ khi rạch bao xơ. 

Cách xử trí tốt nhất khi có biến chứng bao xơ là lấy bỏ bao xơ, cầm máu kỹ, đặt lại túi độn nhám sau cơ ngực để tránh tái phát bao xơ.

Dr Trần Thiết Sơn 




BLEEDING IN CAPSULE POST IMPLANT REMOVAL

Capsular contracture is an unexpected complication secondary to breast augmentation with implants caused by various subjective and objective reasons. The surgical management principle for this complication is to remove the implants and eliminate the capsular. Many surgeons just remove the implant, leave the capsular intact and expect it would be resolved on its own, or simply conduct local anesthesia.  Procedure conducting under local anesthesia has a potential disadvantage of uncontrolled bleeding after cutting the capsular to remove the implants. Bleeding is more predisposed in capsular contracture due to vascular proliferation.

Even though bleeding post implant removal is a rare condition, it still results in an inferior prognosis for patients.

K.T.H, female patient aged 45, had her breast augmentation done using round-smooth implants with a nipple areolar incision on 25 March 2016. Six months after operation, her breasts experienced hardness and distortion. Three months later, the indication of implant removal was granted yet her capsular was intact. One month after this revision surgery, her breasts were swollen and painful.

Surgeons at Plastic and Reconstructive Surgery of Saint Paul hospital Hanoi conducted a sonography which showed a fluid mass with 24.80mm in size bilaterally. Surgical management was performed for capsulectomy. A 4mm thick capsular was seen in both sides with 150 ml blood-like fluid.

This complication commonly happens when capsular is not removed and meticulous electrocautery capsulotomy were not managed. The optimum care for capsular contracture is capsulectomy with electrocautery. The implant replacement will depend on whether the previous implants were placed retropectoral planes.    

Dr Tran Thiet Son  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét