Vừa qua, tên tuổi của TS. BS. Trần Thiết Sơn còn gắn với một chuyến đi đầy nghĩa tình. Anh cùng các bác sĩ tham gia khám, phẫu thuật dị tật đầu mặt cho nạn nhân chất độc da cam tại 4 tỉnh Tây Ninh, Kon Tum, Gia Lai và Lâm Đồng. Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với TS.BS. Trần Thiết Sơn ngay sau chuyến đi...
PV: Trong 12
ngày, các anh vừa phải đi lại, vừa phải khám cho 296 bệnh nhân và phẫu thuật
cho 82 nạn nhân chất độc da cam bị các dị tật vùng đầu mặt. Công việc nặng nhọc
này có quá sức chịu đựng của các bác sĩ tham gia?
TS.BS. Trần
Thiết Sơn: Quả thật nhiều lúc mọi thành viên trong đoàn mệt bơ phờ. Có hôm,
chúng tôi phải dậy từ 4 giờ sáng, lục tục kéo nhau lên xe, đi hơn 400 cây số để
tới địa điểm của tỉnh khác. Sau bữa trưa, mọi người lại hối hả khám cho bệnh
nhân, có khi tới 6 giờ chiều mới xong. Sáng hôm sau tiến hành phẫu thuật. Lịch
làm việc cứ nối tiếp nhau như vậy. Nhưng khi nhìn thấy những cháu bé bị tật
nguyền và cả những bệnh nhân lớn tuổi đến từ những vùng xa xôi, đang mong mỏi,
chờ đợi đến lượt mình được khám, mọi mệt nhọc tự nhiên tan biến.
Trước chuyến
đi, TS. Bùi Ích Kim, chuyên gia về gây mê hồi sức, ThS. Nguyễn Đình Minh, phẫu
thuật viên tạo hình và tôi (tất cả đều là cán bộ của Trường đại học y Hà Nội) đều
đã xác định rằng, 12 ngày làm việc liên tục sẽ rất căng thẳng, nhưng vẫn phải đạt
được các yêu cầu: nhiệt tình, chia sẻ và hiệu quả. Kế hoạch được lên cụ thể,
chi tiết và thông báo cho các cơ quan chức năng, bệnh viện tuyến cơ sở biết để
kết hợp cho hiệu quả.
PV: Y học
càng hiện đại thì càng có nhiều người lạm dụng nó. Phẫu thuật thẩm mỹ đang trở
thành trào lưu. Thương mại hóa ngành phẫu thuật thẩm mỹ có ảnh hưởng như thế
nào đến công việc của anh?
TS.BS. Trần
Thiết Sơn: Sự tiến bộ của y học nói chung và ngành phẫu thuật nói riêng, luôn
đi cùng với việc nâng cao chất lượng của cuộc sống. Tôi nghĩ, còn rất nhiều người
trong và ngoài ngành y hiểu lầm khái niệm phẫu thuật tạo hình và phẫu thuật thẩm
mỹ, hay dịch vụ thẩm mỹ. Khi một cửa hàng gội đầu cũng có thể làm dịch vụ thẩm
mỹ, có lẽ những bác sĩ chuyên khoa như chúng tôi phải bỏ nghề, nhưng đó là nhiệm
vụ của các nhà quản lý.
Hình như mọi người đều nhìn chuyên ngành phẫu thuật tạo hình dưới lăng kính như của một cửa hàng dịch vụ thẩm mỹ. Còn việc phẫu thuật thẩm mỹ bị thương mại hóa cũng là một hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển, điều này không ảnh hưởng nhiều lắm đến công việc của các phẫu thuật viên tạo hình như chúng tôi. Tôi chỉ muốn nhắc đến một khía cạnh rất nhân đạo trong công việc của mình, và đây cũng chỉ mới là 1/10 công việc của chúng tôi: mang lại một gương mặt hay một vóc dáng bình thường cho những người bị dị tật.
Tại Việt Nam, cứ 1.000 người thì có 3 người mắc dị tật môi và 5-8 người mắc dị tật khác nhau ở đầu, mặt, cổ. Những người này rất khó hòa nhập với cộng đồng. Nếu chúng ta không chữa trị cho họ, con số này sẽ lớn dần lên qua từng năm và trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng tôi thường nói vui, phẫu thuật thẩm mỹ được coi như là một cái mũ trong toàn bộ trang phục của một người.
Hình như mọi người đều nhìn chuyên ngành phẫu thuật tạo hình dưới lăng kính như của một cửa hàng dịch vụ thẩm mỹ. Còn việc phẫu thuật thẩm mỹ bị thương mại hóa cũng là một hiện tượng thường gặp ở các nước đang phát triển, điều này không ảnh hưởng nhiều lắm đến công việc của các phẫu thuật viên tạo hình như chúng tôi. Tôi chỉ muốn nhắc đến một khía cạnh rất nhân đạo trong công việc của mình, và đây cũng chỉ mới là 1/10 công việc của chúng tôi: mang lại một gương mặt hay một vóc dáng bình thường cho những người bị dị tật.
Tại Việt Nam, cứ 1.000 người thì có 3 người mắc dị tật môi và 5-8 người mắc dị tật khác nhau ở đầu, mặt, cổ. Những người này rất khó hòa nhập với cộng đồng. Nếu chúng ta không chữa trị cho họ, con số này sẽ lớn dần lên qua từng năm và trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng tôi thường nói vui, phẫu thuật thẩm mỹ được coi như là một cái mũ trong toàn bộ trang phục của một người.
PV: được biết
anh đã giúp nhiều gương mặt biến dạng vì bị tạt axit trở lại lành lặn. Phẫu thuật
cho những ca như vậy có khó khăn lắm không?
TS.BS. Trần Thiết Sơn: Phẫu thuật cho các bệnh nhân bị sẹo di chứng bỏng cũng là một phần công việc của chúng tôi. Trong các loại sẹo bỏng, chúng tôi sợ nhất là sẹo do axit vì mức độ tàn phá hình hài khuôn mặt khủng khiếp nhất. Nhưng đây cũng là một vấn đề khá lôi cuốn vì sự thách thức về kỹ năng phẫu thuật, vì tính nhân đạo của công việc và cả các công trình nghiên cứu sẽ được trình bày. Như bệnh nhân Phùng T.T.H. ở Hà Nội, một tranh chấp xã hội đã biến cô thành một người có khuôn mặt biến dạng, nếu không phẫu thuật thì nguy cơ mù lòa và tàn phế là không tránh khỏi. Chúng tôi phải áp dụng một loạt kỹ thuật tạo hình khác nhau, trong đó có một kỹ thuật lần đầu tiên được chúng tôi áp dụng tại Việt Nam - dùng vạt da cân thượng đòn cho sẹo bỏng lớn, mới có thể trả lại khuôn mặt gần như cũ của bệnh nhân.
PV: Các
chuyên gia của Pháp và Mỹ đã ngỡ ngàng khi biết đến ca phẫu thuật khối u sắc tố
bẩm sinh (da mặt đen sậm, sần sùi) che kín nửa gương mặt của một cháu bé do anh
cùng các đồng nghiệp phẫu thuật thành công. Anh có thể kể lại cho bạn đọc của
báo Sức khỏe & Đời sống biết chi tiết hơn về trường hợp này? Sắp tới, các
anh có “bước đột phá” nào nữa không?
TS.BS. Trần
Thiết Sơn: Đó là trường hợp phẫu thuật giãn da cho cháu Trần Xuân Thanh, 4 tuổi,
ở Uông Bí (Quảng Ninh). Trước đây, để có da ghép cho những vùng bị tổn thương,
người ta thường áp dụng kỹ thuật ghép da tự thân (lấy mảnh da từ vùng này để
ghép vào vùng khác). Nhược điểm của phương pháp này là da ghép có thể trở nên
đen sậm, mọc lông, thay đổi cảm giác, bị co rúm và khó che phủ những sẹo quá rộng.
Kỹ thuật giãn da, một kỹ thuật đã được các nhà khoa học coi là bước đột phá của phẫu thuật tạo hình cuối thế kỷ 20 và rất phát triển ở thế kỷ tiếp theo, có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm này. Với trường hợp của bé Thanh, chúng tôi đã phải điều trị trong 2 năm, với 3 lần đặt túi giãn da và 6 lần phẫu thuật, mới đem lại cho cháu gương mặt bình thường. Nhiều chuyên gia phẫu thuật tạo hình của Pháp, Mỹ khi nghe trình bày về ca phẫu thuật này rất ngạc nhiên, cảm phục về sự khéo léo và sáng tạo của phẫu thuật viên Việt Nam.
Kỹ thuật giãn da, một kỹ thuật đã được các nhà khoa học coi là bước đột phá của phẫu thuật tạo hình cuối thế kỷ 20 và rất phát triển ở thế kỷ tiếp theo, có thể khắc phục được tất cả các nhược điểm này. Với trường hợp của bé Thanh, chúng tôi đã phải điều trị trong 2 năm, với 3 lần đặt túi giãn da và 6 lần phẫu thuật, mới đem lại cho cháu gương mặt bình thường. Nhiều chuyên gia phẫu thuật tạo hình của Pháp, Mỹ khi nghe trình bày về ca phẫu thuật này rất ngạc nhiên, cảm phục về sự khéo léo và sáng tạo của phẫu thuật viên Việt Nam.
Sắp tới,
chúng tôi cùng với Bộ môn mô phôi học, Trường đại học y Hà Nội, sẽ nghiên cứu sử
dụng san hô trong tạo hình một số bộ phận, đặc biệt là vành tai. Trên thế giới,
các chất liệu để tạo hình sụn vành tai rất đắt, khoảng 1.500 USD. Sau bước
nghiên cứu trên động vật của các bác sĩ ở Bộ môn mô phôi học, chúng tôi sẽ áp dụng
san hô trong tạo hình vành tai, một trong những kỹ thuật khó nhất của chuyên
ngành tạo hình. Chất liệu này rẻ và rất an toàn khi đặt vào trong cơ thể, sau một
thời gian sẽ có những tính chất giống cơ thể người. Tìm chất liệu thay thế mới
phục vụ phẫu thuật sẽ là xu hướng phát triển của ngành này.
PV: Xin cảm
ơn anh!
Minh Thu
Báo sức
khỏe và đời sống 02/9/2005
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét