Mới 2 tháng
tuổi, Thị khóc và không chịu bú khi ở nhà, hễ sang nhà Ngoại thì ăn thun thút.
Chiều ý nó vậy là cả nhà phải chuyển đến nhà Ngoại để ở. Ở đây được 6 tháng, Thị
lại không chịu ăn sam, có lẽ chán khung cảnh cũ, cả nhà lại phải chuyển đến nhà
Nội.
Hơn 1 năm,
Thị có thêm đứa em. Cũng chẳng hiểu tại sao Cụ mẹ cứ ôm em suốt ngày, Thị khóc
ròng rã ba ngày và không chịu rời khỏi giường của Cụ cha. Cuối cùng Cụ cha phải
mua cái giường riêng cho Thị ngủ.
Lên 3 tuổi,
một lần đi ngang qua nhà trẻ gần nhà, Thị dừng chân mà mê mẩn không chịu đi tiếp.
Cụ mẹ đành xin cho Thị vào học cùng các bạn.
Vào năm cuối
năm học mẫu giáo, Thị được đi hát múa biểu diễn tổng kết, thích mê mẩn đàn ca
sáo nhị, Thị ngỏ lời xin Cụ cha cho theo học piano. Bấm bụng dành dụm tiền, cả
nhà mua cho Thị cây đàn Yamaha để Thị học một tuần hai lần.
Vào phổ
thông cơ sở, Thị nghe ngóng nói có trường đón học sinh bằng xe bus, thích chí
Thị đòi cụ mẹ cho theo học trường này mà không quản một tiếng ngồi trên xe bus
để đi đi về về.
Lên lớp hai,
Thị thích học tiếng Anh cùng cô chị họ ở một trường có mấy cô chú Tây dạy. Cả
nhà phải chuyển đến chỗ ở mới để thị đi học tiếng Anh cho gần nhà.
Cuối năm học
của cấp phổ thông cơ sở, Thị thích đi trại hè ở Singapore cùng mấy bạn ở trường.
Cụ mẹ lại lẽo dẽo theo cùng đoàn học sinh để trông nom Thị
Cuối phổ
thông trung học, Thị mê mẩn một anh lớp trên. Cả nhà cuống cuồng trở thành thám
tử tư để theo dõi kịp thời các hành vi mới lạ của Thị.
Chuẩn bị thi
vào Đại học, Thị chẳng thích nghề của Cụ mẹ cha và nằng nặc đòi vào trường Báo
Chí. Cụ cha nối lại quan hệ bạn bè cũ mà lo cho Thị học thi vào trường này.
Tốt nghiệp đại
học loại khá, Thị ra điều kiện, nếu lo cho thị đi học cao học ở Mỹ thì Thị mới
chịu lấy chồng. Quá hoảng, Cụ mẹ đành xuất vốn cho Thị học thêm 3 năm ở Mỹ.
Học xong bằng
báo chí ở Mỹ, Thị mail về giới thiệu một anh người yêu người Tây nguyên học
cùng trường. Lần này cả hai Cụ đính thân cưỡi máy bay vào Tây nguyên tìm hiểu
gia đình nhà trai tương lai.
Cứ như vậy
mà không biết bao giờ mới dừng được các sự kiện, trong đó con cái chúng ta đóng
một vai chính giỏi quá, còn các ông bố bà mẹ như chúng ta chỉ là những vai phụ
và không được quyết định một việc gì quá lớn.
Dr Trần Thiết Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét