Giãn da cho một bệnh nhân tại BV Xanh Pôn Hà Nội |
Trước đây, những trường hợp này, các bác sĩ đều phải bó tay hoặc nếu phẫu thuật để tránh khối u biến thành ung thư thì bệnh nhân cũng trở lên "dị dạng".
Bằng kỹ thuật bơm giãn để tạo ra một tổ chức da đầu lớn, có khả năng sống cao, chuyển hướng tóc vạt giãn phù hợp với tóc vùng tạo hình, kỹ thuật giãn da đầu để cấy ghép sẽ giúp bệnh nhân bị bỏng, có khối u trên đầu vẫn mọc được tóc.
Khuyết tổn
vùng da đầu rất thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như bỏng, sẹo bỏng,
chấn thương, u sắc tố, u máu... Trước đây, để điều trị thường áp dụng kỹ thuật
ghép da tự thân (lấy mảnh da từ vùng bất kỳ của bệnh nhân để ghép vào vùng
khác).
Nhược điểm của
phương pháp là da ghép có thể trở nên đen sậm, không mọc tóc trên đầu, thay đổi
cảm giác, bị co rúm và khó che phủ những sẹo quá rộng. Kỹ thuật giãn da, một
trong những tiến bộ quan trọng cho phép tạo ra những chất liệu tạo hình có nhiều
ưu điểm ngay trên cơ thể bệnh nhân mà những kỹ thuật khác không thể đáp ứng được.
Để có được vạt
giãn cần tiến hành lập kế hoạch phẫu thuật, lựa chọn túi giãn da và vị trí da
lành của đầu để cấy túi. Phẫu thuật lần một, cấy túi giãn phía dưới vùng da
lành, ngay bên cạnh tổn thương. Sau 7 - 10 ngày bơm giãn theo lịch trình 3 - 4
lần/tuần. Sau 1 - 2 tháng bơm giãn, túi giãn đạt thể tích cần thiết, tiến hành
phẫu thuật lấy bỏ túi giãn và tạo vạt giãn cho nơi khuyết da đầu.
Kỹ thuật tạo
vạt giãn sẽ được tính toán sao cho vạt giãn đủ che phủ diện tích khuyết da đầu,
có hướng nuôi, hướng tóc trên vạt phù hợp với hướng tóc xung quanh. Kỹ thuật
này không chỉ tăng diện tích của da giãn lên 30% mà còn thiết kế để xoay đến
vùng khuyết da xa nhất, sau đó nối ghép da và để cho da phát triển bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét