15/8/09

Chống dịch thời Cúm lợn


Thằng bé điều dưỡng tuổi lợn (Quí Hợi) được triệu vào đội chống dich cúm lợn của bệnh viện. Cu cậu vừa được bố mẹ cho cưới vợ mới được hai tháng trời. Đắn đo mãi vì không biết có đi hay ở nhà. Đi vào đội chống dịch còn hy vọng ký hợp đồng tiếp trong tháng tới. Mà không đi nghỉ ký hợp đồng 800 nghìn tháng là cái chắc. 












Thôi thân phận bé họng và con nhà tử tế không cho phép nó chống lệnh trên. Nó chưa biết đi chống dịch khổ như thế nào, nhưng cái việc xa vợ mới cưới với nó là cực hình. Trước khi đi nó toàn mường tượng cảnh nhớ nhung và bịn rịn mãi mới đi được. 





Nhận lệnh sáng rồi chiều chăn gói đi canh bệnh nhân. Buổi trưa đi liên hoan cùng khoa, cậu còn cười hớn hở vì nghĩ cũng chỉ dăm ba ngày hết dich là về. Khoe rằng một buổi trực cũng nhận được 60 nghìn đồng tiền bồi dưỡng. Thủ hai cục pin điện thoại mà chắc mẩm đủ thời gian vỗ về vợ trẻ trong lúc làm nhiệm vụ, cu cậu lao đầu vào khu biệt lập.

Một bệnh nhân nghi ngờ cúm lợn được đưa vào khu cách ly. Gọi là khu cách ly nhưng thực ra là phòng văn hoá của bệnh viện cải tạo lại phục vụ cho mục đích điều trị cúm lợn. Mấy cái giường nằm giữa những vách nhôm kính dựng lên tạm bợ. Khu cách ly không có toalet và nhà tắm, vì trước đây có ai nghĩ phòng khiêu vũ cần phải có phòng tắn đâu chứ. 

Cu cậu được cách ly cùng bệnh nhân đúng 3 ngày rồi bệnh nhân được thả. Lần đầu tiên đối diện với cái bệnh mung lung và không biết nguy hiểm đến chừng nào, cu cậu cũng hoảng. Đứng từ xa và canh chừng bệnh nhân không cho trốn ra ngoài, đến giờ phát thuốc, rồi lại ngồi. 



Nghe hết nhạc cu cậu gục trên bàn trực để ngủ. Ba ngày sau kết quả âm tính thì cả bệnh nhân và cu cậu đều thở phào. Nghĩ bụng sẽ được về nhà làm cu cậu phấn chấn, quên cả việc ba ngày chưa được tắm.

Thôi nhịn tắm trong thời gian cách ly cũng có thể chấp nhận được. Còn mấy thứ tiểu đại cũng có thể nhờ phòng điện bên cạnh. Bệnh nhân đã có sẵn bô vịt, đi đổ cũng không khó, riêng cu cậu toàn đi nhờ khu bên cạnh. Thấy cậu ra mấy người y tế cũng tránh vì chẳng biết ngô khoai về cúm lợn, nhưng nghe thấy nói đi ra từ phòng cách ly thì cũng hãi. 

Người đầu tiên nghi cúm lợn ra viện thì cũng là lúc có hai ông cháu vào khu cách ly. Cu cậu bồn chồn. Phần thì nhớ vợ, phần vì chẳng biết bao giờ mới được giải phóng, bệnh nhân điều trị khỏi thì cu cậu phải tiếp tục ở khu cách ly thêm đúng một tuần nữa cho triệt căn. Cứ như vậy cho đến khi không còn bệnh nhân nữa thì cậu được thả về. Mà của đáng tội, dich cúm chỉ mới bắt đầu, đến mùa thu và đông còn nặng hơn thế này.




Ăn uống có người mang đến tận nơi. Chung qui ngày ba bữa với giá 80 ngàn đồng. Tính đi tính lại tiền công một ngày trực phải cộng 20 ngàn nữa mới đủ tiền ăn. 

Ba hôm đầu cu cậu chẳng chú ý, nhưng càng về sau cành tính thì càng thấy lo. Một trăm ngày cách ly là cu cậu mất thêm hai triệu đồng cùng với cái khoản tiền công trực thanh toán trong vô định. 

Trên thông báo chỉ thanh toán tiền này khi hết dịch, mà dịch cúm luôn được nhắc lại bằng những ca cúm thật và cúm giả, bởi thế cu cậu không thể biết chắc đến khi nào cậu không phải thanh toán tiền ăn cho bệnh viện nữa...



Dr Trần Thiết Sơn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét