7/4/14

Tiêm Botox, giảm trầm cảm

Dr TTS - Độc tố Botulinum A, thường được biết đến dưới tên Botox, ngoài hiệu quả thẩm mỹ còn có tác dụng chống trầm cảm khi được tiêm vào vùng trán, giữa hai lông mày. Đó là kết luận của một nghiên cứu trình bày tại Hội nghị thường niên của Hội Da liễu Hoa Kỳ ngày 22/3.







Tác dụng chống trầm cảm tồn tại cả khi các vết nhăn tái xuất hiện cho thấy tác dụng nâng cao tinh thần không chỉ liên quan tới hiệu quả cải thiện thẩm mỹ, mà là điều gì đó rất “sâu sắc và bất ngờ” – Bác sĩ Michelle Magid, trưởng nhóm nghiên cứu, PGS sư tâm thần học tại đại học Texas Southwestern, nhận xét. Bà thực hiện nghiên cứu này cùng chồng là bác sĩ Jason Reichenberg, PGS chuyên khoa da liễu.
Trong một nghiên cứu giả dược-đối chứng mù kép ngẫu nhiên kéo dài 24 tuần, 30 thành viên với biểu hiện trầm cảm được tiêm ngẫu nhiên botulinum hay giả dược vào vùng trán giữa hai lông mày. Nam giới được tiên 39 đơn vị botulinum và nữ được tiêm 29 đơn vị. Vào tuần thứ 12, nhóm giả dược được hoán đổi sang điều trị bằng thuốc, còn nhóm điều trị thuốc chuyển sang dùng giả dược.
Botox thường được tiêm vào vùng giữa lông mày. 


Người tham gia được đánh giá vào các tuần 0, 3, 6, 12, 15, 18, và 24, theo thang đánh giá trầm cảm 21 mục của Hamilton. Kết quả được coi là có đáp ứng nếu biểu hiện trầm cảm giảm ít nhất 50% so với đường đáy. Giảm ở mức độ 25%-49% được xem là đáp ứng một phần. Có sự cải thiện rõ rệt ở cả hai nhóm.

Ở nhóm dùng botulinum sau giả dược, tác dụng thẩm mỹ của các mũi tiêm kết thúc vào tuần 12-16. Tuy nhiên, biểu hiện trầm cảm vẫn duy trì tới hết tuần 24. Theo bác sĩ Magid, có 2 cách để giải thích điều này và bà nghiêng về cách thứ hai, dựa trên cơ sở sinh học:

Thứ nhất: Việc tiêm botulium khiến người được tiêm khó nhăn mặt. Nếu một người cười nhiều hơn, nhăn nhó ít hơn, họ sẽ có những trải nghiệm xã hội tích cực hơn, điều có thể nâng cao trạng thái tinh thần.


Thứ hai: Các nghiên cứu chụp cộng hưởng từ cho thấy khi một người không thể làm bộ mặt cáu kỉnh (do tiêm botulinum vào vùng giữa hai lông mày), hoạt động của vùng hạch hạnh nhân ở tâm não sẽ yếu hơn dự kiến. Mối liên hệ vùng giữa lông mày - hạch hạnh nhân chịu ảnh hưởng của dây thần kinh số V, nối vùng giữa hai lông mày với thân não và hạch hạnh nhân, và là trung tâm kiểm soát lo lắng, chấn động cảm xúc và gia tăng đáp ứng sợ.

Vị trí của hạch hạnh nhân và cuống não trên sơ đồ não bộ

Bác sĩ Reichenberg giải thích: "Nếu một người không thể nhăn mặt, não sẽ không ghi nhận sự nhăn nhó, và do đó hạch hạnh nhận sẽ không nhận được kích thích rằng người này đang buồn bực".

Bác sĩ Magid nhận xét: "Rất nhiều cảm xúc của chúng ta được thể hiện bằng biểu cảm, nếu chúng ta không phản ứng với cảm xúc, chúng sẽ không hiện hữu một cách thực thụ. Tôi chắc là có sự tranh cãi quanh nhận xét này nhưng rõ ràng đây là lối nghĩ mới về cách chúng ta phản ứng với cảm xúc hay tâm trạng”.

Nhận xét về nghiên cứu này, bác sĩ Joel Gelfand, PGS da liễu tại Đại học Pennsylvania, cho rằng nó khá hấp dẫn nhưng còn khó đánh giá vì nguyên tắc ‘mù’ không được áp dụng, những người tham gia nghiên cứu vẫn có thể nhìn thấy tác dụng của botulinum lên nếp nhăn của mình, và rất có thể thuốc không tác dụng tới mức như người ta nghĩ. Theo ông, nghiên cứu này chưa thể dẫn tới thay đổi trong thực hành nhưng đáng được nghiên cứu tiếp tục, và cả trong rối loạn cảm xúc khác như lo âu. 

Trước đây đã từng có những báo cáo về sự cải thiện tâm trạng sau điều trị bằng độc tố botulinum, nhưng còn chưa rõ liệu đó là tác dụng trực tiếp của thuốc hay là tác dụng thứ phát của thẩm mỹ. Một nghiên cứu thí điểm cho thấy việc tiêm độc tố botulinum giúp cải thiện các triệu chứng trầm cảm ở 9 trên 10 bệnh nhân.


T.T. (theo Medscape)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét